Để tạo lớp sơn ngoại thất sáng bóng, đều màu và bám chắc, quá trình xử lý bề mặt vỏ ô tô, không thể không nhắc đến vai trò của giấy nhám. Vậy trong ngành công nghiệp này, người ta thường sử dụng loại giấy nhám nào?
– Đặc điểm: Có 2 dạng là hình tròn và hình chữ nhật. Nếu là hình tròn thì đường kính từ 125, 152 đến 203mm, còn nếu là hình chữ nhật thì kích thước từ 115 x 225, 70 x 127, 70 x 198, 70 x 419mm.
Giấy nhám P120
– Đặc điểm: Chủ yếu là dạng hình tròn với cấu tạo 3 hoặc 4 lớp, bao gồm lớp nền, chất kết dính và hạt mài nhôm oxit. Một số loại còn có thêm lớp bôi trơn có tác dụng chống dính. Kích thước giấy nhám P120 từ 125, 152 đến 203mm.
Giấy nhám P150
– Đặc điểm: Có 3 dạng là hình tròn, hình vuông và hình cuộn tròn với kích thước lần lượt là D150mm (hình tròn), 70 x 127mm, 70 x 198mm, 70 x 420mm, 95 x 180mm và 95 x 330mm (hình vuông), 25 x 70mm và 25 x 95mm (hình cuộn tròn).
Giấy nhám P180
– Đặc điểm: Sở hữu cấu tạo 4 lớp như giấy nhám P120 và các dạng hình tròn, hình vuông và hình cuộn tròn như giấy nhám P150 với kích thước tương tự.
– Ứng dụng: Bên cạnh mài khô, mài phá lớp sơn cũ để hoàn thiện lớp sơn lơn lót, sơn phủ và sơn dầu bóng như giấy nhám P150, giấy nhám P180 còn được dùng để mài vẹt, mài góc cạnh, mài hoàn thiện matit.